Sau mười năm triển khai, giữa năm 2011, TMĐT Việt Nam mới chính thức có
phương tiện thanh toán để hội nhập với hệ thống TMĐT quốc tế nhờ sự tham
gia của PayPal và Webmoney.
Sau
mười năm triển khai, mãi đến tận giữa năm 2011, TMĐT Việt Nam mới chính
thức có phương tiện thanh toán để hội nhập với hệ thống TMĐT quốc tế
nhờ sự tham gia của PayPal và Webmoney. Thế nhưng, việc hội nhập này có
làm TMĐT Việt Nam phát triển được hay không vẫn còn là câu hỏi lớn.
PayPal trở lại
Trung tuần tháng 6/2011, PeaceSoft công bố thỏa thuận hợp tác với PayPal.com, cổng TTTT hàng đầu thế giới nhằm tạo điều kiện hỗ trợ các DN bán hàng trực tuyến tại Việt Nam mở rộng thị trường nhờ vào ứng dụng TMĐT.
Đây là hợp tác được trông đợi trong nhiều năm vừa qua bởi với hợp tác này, các website bán hàng trực tuyến trong nước có thể dễ dàng, nhanh chóng tích hợp các chức năng thanh toán của PayPal để tiếp cận tài nguyên 98 triệu tài khoản hoạt động tại 190 thị trường với 24 loại tiền tệ trên toàn thế giới.
Bên cạnh “cổng ra” PayPal, ví điện tử nganluong.vn sẽ cung cấp giải pháp TTTT toàn diện cho các DN tại Việt Nam, từ hệ thống thẻ ATM nội địa tới các loại thẻ quốc tế và PayPal, làm nên một “cổng vào” hoàn hảo. Nội công, ngoại kích như thế, với sự có mặt của PayPal, được xem là mấu chốt để hoàn thiện hệ thống TMĐT Việt Nam dù trước đó đã có hàng loạt công cụ thanh toán điện tử xuất hiện như: Payoo, Paynet, Mobivi...
Ông Nguyễn Hòa Bình, Tổng giám đốc PeaceSoft, cho biết: “Thị trường TMĐT tại Việt Nam là thị trường mới nổi, là một trong những thị trường có cơ hội phát triển hàng đầu Đông Nam Á, nên eBay và PayPal vào Việt Nam là cơ hội quan trọng không thể bỏ lỡ trong chiến lược phát triển chung của họ, do vậy eBay và PayPal vào Việt Nam là một thực tế tự nhiên”.
Nhanh
chân hơn PayPal, một “đại gia” trong thanh toán điện tử là Webmoney
cũng đã có mặt tại Việt Nam từ đầu tháng 6/2011. Đây là hệ thống TTTT
toàn cầu, được thành lập từ năm 1998 tại Nga. Đến nay đã có hơn 40 quốc
gia và 20.000 website chấp nhận thanh toán với Webmoney.
Tại Việt Nam, Webmoney hoạt động dưới hình thức ví điện tử WMV, tương ứng với đồng tiền Việt. Hiện Webmoney có 8 loại tiền tệ và sau đúng một tháng hoạt động, tổng số người đăng ký sử dụng Webmoney là 14.333.388 người, 303.753 lượt giao dịch.
Ông Phạm Duy Hưng, Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Á, nhận xét, ví điện tử tại Việt Nam đã ra mắt khá nhiều trong ba năm gần đây nhưng công nghệ ấy vẫn chỉ ứng dụng được với những mua sắm nhỏ lẻ trong nước. Chính sự tham gia của các cổng TTTT quốc tế mới tạo nên mặt bằng hoàn thiện cho TMĐT như bây giờ.
Đã chạm điểm chín muồi?
Khi đã hoàn thiện về hình thức, việc DN Việt Nam hội nhập với DN thế giới qua TMĐT chỉ là vấn đề thời gian. Theo ông Võ Văn Khang, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Việt Á, việc thông qua các cổng TTTT có uy tín trên thế giới như Webmoney, PayPal... sẽ giúp DN Việt Nam có khả năng xuất khẩu trực tuyến.
Tuy
nhiên, theo ông Nguyễn Hòa Bình, dù có công cụ TTTT thì cũng chỉ có DN
bán lẻ mới có cơ hội bán hàng xuyên biên giới (B2C). Ví dụ, một DN du
lịch Việt Nam có thể bán dịch vụ cho khách nước ngoài nhờ có sự đảm bảo
của PayPal...
“Mô hình TMĐT B2B vẫn khó áp dụng được hình thức TTTT
do giá trị giao dịch cao, từ hàng chục đến hàng trăm ngàn USD. Mô hình
này vẫn thanh toán theo cách truyền thống là thông qua ngân hàng thì vẫn
đảm bảo hơn”, ông Bình nhận định.
Cũng như các ví điện tử trong nước, việc giao dịch thành công với các cổng TTTT quốc tế cũng phải mất phí. Hiện nhà cung cấp phải trả cho Webmoney 3%/giao dịch thành công. Với PayPal, con số này lên đến 3,9%/giao dịch thành công.
Đây là con số không nhỏ nếu so với những giao dịch truyền thống thông qua ngân hàng. Bên cạnh đó, dù có sự tham gia của ngân hàng nhưng nhiều loại ví điện tử hiện nay vẫn không được xem là một tài khoản chính thống để được hưởng lãi suất.
Theo ông Bùi Quang Tiên, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nhà nước đang xây dựng đề án thanh toán không tiền mặt. Với việc cấp phép cho 8 ngân hàng xây dựng chương trình, dự kiến đến năm 2015 đề án này sẽ trở thành hiện thực. Đây chính là lý do Nhà nước mở cửa cho các cổng TTTT thế giới hoạt động tại Việt Nam.
Rõ ràng, chủ trương, công cụ đều đã có, vấn đề bây giờ chính là việc điều chỉnh các chính sách để có thể dung hòa được quyền lợi của đơn vị cung cấp dịch vụ và người dùng. Khi đã giải quyết được vấn đề này, TMĐT Việt Nam mới thực sự có cơ hội bước qua ngõ hẹp hiện nay.
PayPal trở lại
Trung tuần tháng 6/2011, PeaceSoft công bố thỏa thuận hợp tác với PayPal.com, cổng TTTT hàng đầu thế giới nhằm tạo điều kiện hỗ trợ các DN bán hàng trực tuyến tại Việt Nam mở rộng thị trường nhờ vào ứng dụng TMĐT.
Đây là hợp tác được trông đợi trong nhiều năm vừa qua bởi với hợp tác này, các website bán hàng trực tuyến trong nước có thể dễ dàng, nhanh chóng tích hợp các chức năng thanh toán của PayPal để tiếp cận tài nguyên 98 triệu tài khoản hoạt động tại 190 thị trường với 24 loại tiền tệ trên toàn thế giới.
Bên cạnh “cổng ra” PayPal, ví điện tử nganluong.vn sẽ cung cấp giải pháp TTTT toàn diện cho các DN tại Việt Nam, từ hệ thống thẻ ATM nội địa tới các loại thẻ quốc tế và PayPal, làm nên một “cổng vào” hoàn hảo. Nội công, ngoại kích như thế, với sự có mặt của PayPal, được xem là mấu chốt để hoàn thiện hệ thống TMĐT Việt Nam dù trước đó đã có hàng loạt công cụ thanh toán điện tử xuất hiện như: Payoo, Paynet, Mobivi...
Ông Nguyễn Hòa Bình, Tổng giám đốc PeaceSoft, cho biết: “Thị trường TMĐT tại Việt Nam là thị trường mới nổi, là một trong những thị trường có cơ hội phát triển hàng đầu Đông Nam Á, nên eBay và PayPal vào Việt Nam là cơ hội quan trọng không thể bỏ lỡ trong chiến lược phát triển chung của họ, do vậy eBay và PayPal vào Việt Nam là một thực tế tự nhiên”.
|
Tại Việt Nam, Webmoney hoạt động dưới hình thức ví điện tử WMV, tương ứng với đồng tiền Việt. Hiện Webmoney có 8 loại tiền tệ và sau đúng một tháng hoạt động, tổng số người đăng ký sử dụng Webmoney là 14.333.388 người, 303.753 lượt giao dịch.
Ông Phạm Duy Hưng, Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Á, nhận xét, ví điện tử tại Việt Nam đã ra mắt khá nhiều trong ba năm gần đây nhưng công nghệ ấy vẫn chỉ ứng dụng được với những mua sắm nhỏ lẻ trong nước. Chính sự tham gia của các cổng TTTT quốc tế mới tạo nên mặt bằng hoàn thiện cho TMĐT như bây giờ.
Đã chạm điểm chín muồi?
Khi đã hoàn thiện về hình thức, việc DN Việt Nam hội nhập với DN thế giới qua TMĐT chỉ là vấn đề thời gian. Theo ông Võ Văn Khang, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Việt Á, việc thông qua các cổng TTTT có uy tín trên thế giới như Webmoney, PayPal... sẽ giúp DN Việt Nam có khả năng xuất khẩu trực tuyến.
|
Cũng như các ví điện tử trong nước, việc giao dịch thành công với các cổng TTTT quốc tế cũng phải mất phí. Hiện nhà cung cấp phải trả cho Webmoney 3%/giao dịch thành công. Với PayPal, con số này lên đến 3,9%/giao dịch thành công.
Đây là con số không nhỏ nếu so với những giao dịch truyền thống thông qua ngân hàng. Bên cạnh đó, dù có sự tham gia của ngân hàng nhưng nhiều loại ví điện tử hiện nay vẫn không được xem là một tài khoản chính thống để được hưởng lãi suất.
Theo ông Bùi Quang Tiên, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nhà nước đang xây dựng đề án thanh toán không tiền mặt. Với việc cấp phép cho 8 ngân hàng xây dựng chương trình, dự kiến đến năm 2015 đề án này sẽ trở thành hiện thực. Đây chính là lý do Nhà nước mở cửa cho các cổng TTTT thế giới hoạt động tại Việt Nam.
Rõ ràng, chủ trương, công cụ đều đã có, vấn đề bây giờ chính là việc điều chỉnh các chính sách để có thể dung hòa được quyền lợi của đơn vị cung cấp dịch vụ và người dùng. Khi đã giải quyết được vấn đề này, TMĐT Việt Nam mới thực sự có cơ hội bước qua ngõ hẹp hiện nay.
Theo Đặng Quý Yến
Doanh nhân Sài Gòn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét