Ba năm trước, Sheik Mansour bin Zayed al‑Nahyan vung hàng trăm triệu
bảng mua lại CLB Man City từ tay cựu thủ tướng Thái, mở ra trào lưu mới
cho các ông hoàng Ả rập đổ tiền 'tấn' vào môn thể thao Vua.
- Sheik Mansour bin
Zayed al‑Nahyan , 33 tuổi, thuộc dòng họ hoàng tộc các tiểu Vương quốc Abu
Dhabi, trong tốp tỉ phú giàu nhất
hành tinh.
-
Nhận được học bổng ở Mỹ, nghiên cứu kinh tế tại Tuft - đại học danh
tiếng ở Boston. Tốt nghiệp, làm tại công ty dầu khí quốc gia.
-
30/8/2009, bỏ ra 210 triệu bảng
mua lại CLB Man City, thêm 200 triệu bảng để đưa về Robinho, Adebayor hay Carlos Tevez.
-
Là giám đốc tập đoàn Mubadala, với quỹ đầu tư 10
tỉ $ và Chủ tịch Cơ quan điều hành Quốc gia.
Trong các tiểu Vương quốc Abu
Dhabi, Sheik al‑Nahyan thuộc dòng họ
hoàng tộc, gồm các thành viên nằm trong tốp tỉ phú giàu nhất hành tinh. Họ sống
ở vùng chiếm 9% trữ lượng dầu mỏ Thế giới. Và tất cả đều có thói quen khảo sát
đất đai bằng... trực thăng.Máy bên lên thẳng thường cất cánh từ sân thượng của Emirates Palace - quần thể khách sạn 6 sao sang trọng chủ yếu được lát bằng đá cẩm thạch. Đây cũng là nơi gia đình Sheikh Mansour hay tổ chức tiệc tùng, chiêu đãi khách và bạn bè quốc tế.
Đang ngày một lụi tàn dưới thời Thaksin, Man City bỗng chốc đổi đời nhờ những đồng dollar nhuốm mùi dầu mỏ. Sau ngày tiếp quản CLB, Mansour tiếp tục vung hơn 200 triệu bảng để đưa về City of Manchester hàng loạt ngôi sao tầm cỡ như Robinho, Adebayor hay Carlos Tevez.
Ông hoàng Ả rập đáp ứng mọi điều kiện mà HLV Mark Hughes yêu cầu. Tham vọng đầu tiên là giúp Man "xanh" lọt vào tốp 4 Premiership. Sheik Mansour còn tỏ ra vô cùng hào phóng khi đầu tư 15 triệu bảng mua thêm trang thiết bị tập luyện và nâng lương cho toàn bộ nhân viên phục vụ đội bóng.
Bỏ ngoài tai những lời phê phán, chủ tịch Man City Khaldoon al-Mubarak khẳng định: khoản tiền Mansour đầu tư vào Man "xanh" chủ yếu để tăng cường sức mạnh động bóng, vì CLB không vướng chút nợ nần nào. Ông lý giải, nếu không dùng đồng dollar để sắm tân binh, Man City khó lòng vươn lên cạnh tranh với các đại gia giải Ngoại hạng.
Cao lớn và đạo mạo, Khaldoon từng nhận được học bổng ở Mỹ. Ông tham gia công tác nghiên cứu kinh tế tại Tuft - một trường đại học danh tiếng ở Boston. Ngay khi tốt nghiệp, Khaldoon al-Mubarak vào làm tại công ty dầu khí quốc gia.
Nay, ở tuổi 33, vị trí của Khaldoon vô cùng đáng nể. Ngoài việc trực tiếp điều hành Man "xanh", ông còn làm giám đốc tập đoàn Mubadala, với quỹ đầu tư lên đến 10 tỉ $, tham gia vào các mảng kinh doanh bất động sản, tài chính và hàng không vũ trụ.
Tại Man City, Khaldoon được Mansour ủy thác đưa ra những quyết sách và chiến lược lâu dài cho CLB. Sheikh Mansour và gia đình hoàng tộc biết rằng, mọi nhất cử nhất động liên quan đến Man "xanh" sẽ thu hút sự chú ý của giới truyền thông. Nếu gây tiếng vang, Abu Dhabi sẽ nhận sự tôn trọng và cái nhìn thiện cảm từ bạn bè quốc tế.
Quyết định đầu tư vào Man City là của cá nhân Sheikh Mansour - người mà Khaldoon miêu tả giống "một fan bóng đá cuồng nhiệt". Nhưng giải Ngoại hạng phổ biến trên toàn cầu. Nhờ đó, Abu Dhabi cũng thơm lây.
"Phải thừa nhận, việc đổ tiền vào Man City đã giúp chúng tôi được Thế giới biết đến nhiều hơn. UAE khác biệt với các quốc gia trong khối Ả rập. Qua dự án này, mọi người cũng hiểu hơn về Abu Dhabi, về sự giàu có và trù phú." - Khaldoon tự hào.
Các nước Ả rập giàu lên kể từ khi dầu mỏ được phát hiện. Với Abu Dhabi cũng vậy. Trở lại thời điểm 1966, năm Man City giành quyền lên chơi ở giải hạng nhất, đường quốc lộ vẫn là khái niệm lạ lẫm tại Abu Dhabi.
Trước kia, mảnh đất này chủ yếu là sa mạc khô cằn và sống nhờ nghề kinh doanh ngọc trai. Năm 1939, công ty Petroleum bắt đầu khai thác dầu mỏ ở vùng vịnh. Nhưng hơn 3 thập kỷ sau, nhờ cuộc đảo chính của Sheikh Zayed bin Sultan al-Nahyan, hợp nhất 5 quốc gia trở thành Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), người dân nơi đây mới được hưởng lợi từ "vàng đen".
Dầu mỏ là thứ tài sản quý giá nhất của Abu Dhabi, chiếm 64% nền kinh tế. Gần đây, UAE mới bắt đầu tìm kiếm đầu tư vào nước này, từ bên ngoài. Bởi thế, việc khuếch trương hình ảnh vô cùng quan trọng.
Vậy nên, sẽ rất logic khi đưa ra kết luận: Sheikh Mansour mua Man City nhằm mục đích thúc đẩy Abu Dhabi để được người hâm mộ toàn Thế giới biết đến, thông qua sân chơi Premier League...
(còn tiếp)
Theo Anh Tuấn
Vietnamnet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét